Tại phiên tòa vào ngày 31/5 do TAND huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam xét xử về vụ tranh chấp BĐS tại KDC Tam Anh Nam, tòa đã tuyên: Công ty D.A.C phải trả cho Công ty Phú Long 21 tỷ đồng. Thế nhưng sau đó Công ty Phú Long đã kháng cáo 1 phần bản án và VKS nhân dân huyện Núi Thành (VKS) đã kháng nghị toàn bộ bản án. Chung quanh câu chuyện này là như thế nào?
D.A.C phải trả cho Phú Long 21 tỷ đồng
Tại phiên tòa nói trên, TAND huyện Núi Thành tuyên rằng: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Phú Long về việc “Tranh chấp hợp đồng kinh doanh BĐS về chuyển nhượng quyền sử dụng đất” với Công ty D.A.C. Xác định thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng số 09/TB-PL ngày
Công ty Phú Long không phải thực hiện nghĩa vụ với Công ty D.A.C đối với 26 thửa đất KDC Tam Anh Nam (giai đoạn 3) tại xã Tam Anh Nam. Không chấp nhận yêu cầu độc lập của Công ty D.A.C về việc Công ty Phú Long phải bồi thường cho Công ty D.A.C hơn 26,9 tỷ đồng mà ngược lại Công ty D.A.C phải trả cho Công ty Phú Long 21 tỷ đồng.
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Phú Long đối với Công ty D.A.C về việc cầm giữ 17 thửa đất để đảm bảo Công ty D.A.C thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt chậm thanh toán vi phạm HĐ số 17. Không chấp nhận yêu cầu độc lập của Công ty Vgroup nội dung “trong trường hợp Công ty Phú Long không thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng theo nghĩa vụ HĐ số 17, đề nghị tòa buộc Công ty Phú Long hoàn trả cho Công ty VGROUP hơn 73,2 tỉ đồng...”. Cùng với đó là nhiều nội dung liên quan khác.
Kháng cáo và kháng nghị
Thế nhưng sau khi tòa tuyên bản án nói trên, Công ty Phú Long đã kháng cáo 1 phần bản án và VKS nhân dân huyện Núi Thành đã kháng nghị phúc thẩm toàn bộ bản án.
Cụ thể, Công ty Phú Long cho rằng: “Thứ nhất: chúng tôi không chấp nhận việc cấp sơ thẩm tuyên buộc Công ty TNHH Phú Long lập thủ tục chuyển nhượng và giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng được công ty Vgroup chỉ định (có danh sách kèm theo). Bởi lẽ: Việc ký kết, thực hiện HĐ số 17 chúng tôi hoàn toàn không ký kết, cũng như chỉ định Vgroup như là một khách hàng của chúng tôi, hơn nữa số tiền thanh toán các lô trên cho Công ty Phú Long chỉ biết là tiền của D.A.C thanh toán cho HĐ số 17. Ngoài ra, Tòa chấp nhận yêu cầu này của Vgroup nhưng không buộc nghĩa vụ phạt chậm thanh toán tương ứng của Vgroup là không đúng vì trong quá trình giải quyết vụ án Vgroup khai có biết nghĩa vụ này.
Thứ hai: Cấp sơ thẩm không chấp nhận việc yêu cầu cho phép Công ty Phú Long cầm giữ 17 lô đất (có danh sách kèm theo) có giá trị hơn 21 tỷ đồng và thối trả số tiền chênh lệch thừa cho Công ty D.A.C là 38.865.313 đồng là không đúng quy định của pháp luật vì các đề nghị này đã được quy định cụ thể tại các Điều 292, Điều 293, Điều 346, Điều 347, Điều 348 và Điều 418 của Bộ luật dân sự 2015.
Trong khi đó, VKS nhân dân huyện Núi Thành (VKS) nêu ra để kháng nghị cho rằng: Căn cứ thỏa thuận trong HĐ số 17, Công ty D.A.C đã tìm kiếm đối tác là Công ty Vgroup để cùng phân phối 105 lô sản phẩm Công ty Phú Long biết và chấp nhận sự hợp tác này. Điều này thể hiện qua việc Công ty Phú Long nhận trực tiếp từ Công ty Vgroup số tiền là tổng giá trị của 77 lô đất nền.
Giữa Phú Long và Vgroup không có ký văn bản, thỏa thuận, hợp đồng nào nhưng căn cứ vào các thông báo, chứng từ thanh toán, có thể xác định: Công ty Phú Long biết thỏa thuận việc phân tách chịu trách nhiệm, phân phối 105 lô sản phẩm giữa Công ty D.A.C và Công ty Vgroup. Công ty Phú Long đã nhận đủ tiền, không có ý kiến gì khác. Do vậy, Công ty Phú Long chỉ mới ra 19/77 sổ cho Công ty Vgroup là vi phạm thỏa thuận đã ký, vi phạm mục 4.1 Điều 4 của HĐ số 17.
Cùng với đó VKS đã nêu ra một số lý do khác nên cho rằng, Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2023/KDTM-ST ngày 31/5/2023 của TAND huyện Núi Thành tuyên xử đã để xảy ra những vi phạm nghiêm nên kháng nghị toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số /KDTM-ST ngày 31/5/2023 về: “Tranh chấp hợp đồng kinh doanh bất động sản về chuyển nhượng quyền sử ng đất”.
Luật sư nói gì?
Trước kháng nghị của VKS nhân dân huyện Núi Thành, Luật sư Đào Duy Khánh, Trưởng Văn phòng Luật sư Đào Duy Khánh là người đại diện pháp lý của Công ty Phú Long cho rằng: “VKS mâu thuẫn với quan điểm của Kiểm sát viên phát biểu tại phiên tòa, đồng thời bản thân kháng nghị cũng tự mâu thuẫn là chỉ nêu kháng nghị một số nội dung trong Bản án đã tuyên nhưng yêu cầu hủy toàn bộ bản án là xâm hại ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác”
Theo ông Khánh, nội dung kháng nghị thứ nhất đối với 77 sản phẩm. VKS đưa ra nhiều nhận định không có cơ sở và không có căn cứ và chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cụ thể: Không có việc Công ty Phú Long nhận trực tiếp từ Công ty Vgroup số tiền là tổng giá trị 77 lô đất. Không có việc Công ty Phú Long nhận danh sách khách hàng đối với 77 lô đất nền từ tất cả các công ty.
Việc VKS căn cứ Biên bản họp nội bộ ngày 23/3/2021 giữa D.A.C và Vgroup để bảo vệ cho Vgroup là không chuẩn xác vì đến ngày 27/3/2021 ông Trương Thanh Vũ vẫn còn tư cách đại diện theo ủy quyền (là người D.A.C) làm việc ký biên bản thống nhất là ông Vũ thanh toán tiền nhằm mục đích thanh toán cho HĐ số 17, hoàn toàn không có ghi nhận thanh toán cho Vgroup.
“Chưa hết, cho rằng Công ty Phú long vi phạm điểm 4.1 điều 4 hợp đồng là không có căn cứ như tôi đã nêu trên là Công ty Phú Long hoàn toàn không có nhận danh sách khách hàng đối với 77 lô đất nền gửi đến từ tất cả các công ty. Còn cho rằng Công ty Phú long vi phạm mục 4.2 điều 4 hợp đồng là VKS chưa xem xét nghiên cứu hết hợp đồng, hồ sơ vụ án vì: Mục này chỉ có giá trị thực hiện khi thực hiện đủ 3 điều kiện là: thanh toán đủ như điều 3, chưa có khách hàng và được hai bên thông nhất”
Cụ thể theo luật sư Khánh: D.A.C đã có khách hàng ký hợp đồng chuyển nhượng và yêu cầu độc lập của Vgroup đã thể hiện rõ đã có khách hàng thì sang tên cho khách hàng chứ yêu cầu sang tên cho D.A.C đứng tên là không đúng hợp đồng.
Theo hợp đồng thì điều kiện thứ hai để sang tên là phải được hai bên thống nhất nhưng ở đây không được hai bên thống nhất. Điều kiện này chỉ được thực hiện khi các bên đang thực hiện đúng hợp đồng nhưng ở đây phía D.A.C đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán cụ thể là: Vi phạm thanh toán đợt 1: Theo hợp đồng thì đến ngày 22/10/2020 thì phải thanh toán hết đợt 1 nhưng ở đây D.A.C kéo dài đến ngày 19/11/2020 mới thanh toán là vi phạm thời hạn 29 ngày.
Vi phạm thanh toán đợt 2: D.A.C tiếp tục vi phạm thanh toán đợt 2 cụ thể là đến ngày 22/11/2020 thì phải thanh toán dứt điểm đợt 2 nhưng đến ngày này chưa thanh toán đồng nào? Sau đó thanh toán nhỏ giọt. Đúng theo hợp đồng đến ngày 22/11/2020 phải thanh toán đợt 2 tổng cộng số tiền: 42.000.000.000đồng nhưng trong thời gian này chỉ chuyến đến ngày 19/11/2020 số tiền: 21.000.000.000đồng là ngưng. Còn thiếu ½ 21.000.000.000đồng.
Vi phạm thanh toán đợt 3: Đúng theo hợp đồng đến ngày 22/12/2020 phải thanh toán đợt 3 chúng tôi tổng cộng số tiền là: 73.000.000.000đồng tương đương 70/% giá trị hợp đồng, nhưng trong thời gian này chỉ thanh toán đến ngày 08/12/2020 mới được số tiền: 42.000.000.000đồng tương đương 40/% giá trị hợp đồng, còn nợ lại số tiền: 31.500.000.000đồng.
Ngoài ra: Đến thời điểm ngày 07/01/2021, D.A.C cũng hoàn toàn không có thông báo danh sách khách hàng hoặc thông báo ra sổ con cho Công ty Phú Long. Căn cứ theo điều 3 của HĐ số 17: “Sau thời gian 90 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bên B phải có yêu cầu sang tên của các sản phẩm còn lại trong hợp đồng này cho bên B hoặc khách hàng bên B hoặc bên B phải thanh toán cho bên A đủ 100% giá trị hợp đồng này chậm nhất là 120 ngày kể từ ngày ký hợp đồng”.
Đến thời điểm này thực tế D.A.C mới thanh toán cho Phú Long chỉ được 40% trong khi đó theo hợp đồng đến thời điểm này D.A.C phải thanh toán 90% giá trị cho Phú Long.
Đối với nội dung kháng nghị thứ hai: VKS Cho rằng: “Công ty Phú Long nhận trực tiếp từ Công ty Vgroup số tiền là tổng giá trị 77 lô đất nền từ Công ty Vgroup nay không thực hiện chuyển đất thì phải trả gốc và lãi cho Công ty Vgroup, đối với kháng nghị này như đã phân tích nêu trên là Công ty Phú Long hoàn toàn không có ký hợp đồng cũng như nhận tiền hoặc có bất cứ cam kết nào đối với Công ty Vgroup, nếu Công ty Vgroup bị thiệt hại thì đi kiện D.A.C”.
Đối với nội dung kháng nghị thứ ba: Phần kháng nghị này VKS mâu thuẫn với chính bài phát biểu nhiều lần tại phiên tòa cho rằng: Công ty DAC đã vi phạm quá trình thực hiện hợp đồng 17 đề nghị D.A.C phải bồi thường cho Công ty Phú Long số tiền phạt vi phạm là: 1.504.326.974.
Đối với nội dung kháng nghị thứ năm: “VKS Cho rằng tòa cấp sơ thẩm thụ lý đưa người liên quan tranh chấp dân sự vào vụ án kinh doanh thương mại và không đúng khoản 01 điều 42 BLTTDS.
“Tôi cho rằng việc nhập vụ án là đảm bảo đúng pháp luật đúng như bản chất khoản 01 điều 42 BLTTDS bởi lẽ, việc nhập các vụ án này trong suốt quá trình giải quyết vụ án tất cả nguyên đơn, bị đơn, người liên quan đều thống nhất không có ý kiến gì và kết quả thật sự đảm bảo quyền lợi của những người này. Hơn nữa tại phiên Tòa VKS đề nghị giao sổ cho những người này nhưng nay đề nghị ngược lại là tiền hậu bất nhất, không khách quan, không cùng quan điểm”, ông Khánh nhấn mạnh.