Nói là động cơ đê hèn, bởi nhóm đối tượng này thường xuyên lên mạng xã hội giao giảng đạo đức, mồm mép thì nhân danh chính nghĩa, đấu tranh với cái xấu, thế nhưng mục đích đằng sau đó khiến ai biết nhận thức, biết đánh giá mới thấy được bản chất của nhóm đối tượng này.

Công cụ để nhóm đối tượng này sử dụng với mục đích làm truyền thông bẩn là mạng xã hội tiktok, YouTube, một số ít đối tượng sử dụng mạng xã hội Facebook.

Đối tượng công chúng mà chúng hướng đến là những người dân có nhận thức thấp, dễ bị dắt mũi bởi những tin đồn, những thông tin thiếu căn cứ. Thành phần người xem video hầu hết không có sự phản biện trong suy nghĩ, ý chí, mà nhóm đối tượng nói gì là tin đó. Dưới mỗi video là những bình luận theo tâm lý “bầy đàn”, không cần xác minh, làm rõ, không cần biết có kết luận hay ý kiến của cơ quan chức năng hay không.

Nạn nhân của nhóm đối tượng là những cá nhân yếu thế, đặc biệt là những người trong giới tu hành, đang sinh hoạt tôn giáo. Những người này rất ngại hoặc không muốn đôi co, giải thích, hơn thua với những kẻ tấn công mình, bởi điều đó đi ngược lại tinh thần hướng đạo. Nắm bắt được điểm yếu này, nhóm đối tượng tấn công ngày càng mạnh bạo với lời lẽ bất chấp pháp luật, xâm phạm danh dự cá nhân, tổ chức.

"Đánh hội đồng" vì mục đích đê hèn

Thủ đoạn của nhóm đối tượng, là thay nhau lên mạng đăng video, livetream thông tin bịa đặt, vu khống những nội dung nhạy cảm liên quan một số cá nhân, tổ chức nhằm thu hút người xem video. Trên các video, livetream này, chúng công khai xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân tổ chức. Chúng tự cho mình quyền phán xét người khác, tự cho mình quyền hành như cơ quan công an, viện kiểm sát hay toà án. Đám đông công chúng theo dõi những video này dễ bị cảm xúc chi phối, vội vàng có những bình luận xúc phạm cá nhân, tổ chức dưới những video, mà không biết đây là hành vi vi phạm pháp luật.

img-0504-1727093369.jpg

Có tài khoản miệng lưỡi chính nghĩa, hô hào "diệt mê tín", nhưng lại truyền bá mê tín dị đoan và bán vật phẩm... trừ tà với giá đắt

Nhóm đối tượng nổi đình nổi đám trên mạng xã hội về “thành tích tấn công hội đồng” cá nhân tổ chức hiện nay chủ yếu hoạt động ở khu vực phía Nam, với mục tiêu chúng hướng đến là những cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và một số tỉnh, thành lân cận. Trong đó, đối tượng tên “Dũng Văn” (trú tại khu đô thị Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) được cho là đối tượng trung tâm và tiên phong trong phong trào. Đối tượng sử dụng mạng xã hội tiktok với tên tài khoản “Dũng Văn - Khoa học tâm linh” để bịa đặt, thông tin không có căn cứ để xúc phạm danh dự, nhân phẩm một số cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Thậm chí, đối tượng công khai đọc trên mạng xã hội đơn tố giác vô cùng manh động. Hiện chưa rõ vì sao đối tượng có được đơn tố giác này, nếu do người có trách nhiệm tuồn ra ngoài, hoặc bằng thủ đoạn nào đó đối tượng có được từ cơ quan Nhà nước, thì hoàn toàn có thể dẫn đến một vụ án hình sự liên quan đến việc làm lộ bí mật điều tra, bí mật Nhà nước (nếu có). Bằng thủ đoạn truyền thông bẩn, đối tượng thu hút được lượng người xem lớn, từ đó công khai bán vật phẩm mang tính chất mê tín dị đoan, được gọi với cái tên “vật phẩm phong thuỷ”, với giá khoảng 1 - 1,2 triệu/túi 300g. 
 

Sản phẩm trừ tà giá từ 1 - 1,2 triệu đồng 


Giả sử mỗi tháng đối tượng bán được 1000 sản phẩm thì số tiền thu lợi có thể lên tới tiền tỉ. Việc xác minh đối tượng có nộp thuế đầy đủ không là không khó khi các giao dịch được thực hiện chuyển khoản. Việc xác minh làm rõ các tài khoản đứng tên đối tượng sẽ làm rõ có hành vi trốn thuế hay không? Còn nhiều vấn đề liên quan đến đối tượng cộm cán này, chúng tôi sẽ dành bài viết riêng để phân tích, đánh giá.

Thấy “Dũng Văn” nổi đình nổi đám trên mạng tiktok và bán được nhiều sản phẩm, một số kẻ khác đã “theo đóm ăn tàn”, hùa theo “Dũng Văn” để “đánh hội đồng” một số cá nhân, tổ chức ở Nhơn Trạch, Đồng Nai và một số địa phương khác. Tuy chỉ là những công dân bình thường, nhưng trên mạng YouTube, các đối tượng miệng lưỡi luôn nhân danh chính nghĩa, bảo vệ lẽ phải. Nhóm “đánh hội đồng” nổi bật với các đối tượng đăng tải video, livetream trên các kênh YouTube: “CHIẾN ĐỒNG THÁP” - “SƠN TÂY PHỐ” - “BS HOANG XUAN THANH” - “THIÊN HẠ SỰ-HOÀNG QUÝ SƠN CHANNEL” -  “NHẤT PHƯƠNG” - “HẢI LÊ TV” - TRUNG NGUYỄN NHẠC CHẾ 2” - “LỢI TV” - NGƯỜI DÂN 24H” và một số đối tượng cộm cán khác.

Thời gian đầu, CHIẾN ĐỒNG THÁP và SƠN TÂY PHỐ đóng vai trò tiên phong và tích cực nhất trong phong trào vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm cá nhân, tổ chức ở Đồng Nai trên mạng xã hội YouTube. Theo sau các đối tượng này là sự trỗi dậy mạnh mẽ của tài khoản "NGƯỜI DÂN 24H" với lời lẽ, thái độ vô cùng manh động. Ngoài việc tự livetream, tài khoản "NGƯỜI DÂN 24H" còn tích cực gặp gỡ, lôi kéo một số cá nhân khác cùng tham gia vào quá trình tung tin thiếu căn cứ về một số cá nhân, tổ chức ở Đồng Nai.

459572583-830795345552081-8390384211957589986-n-1727095748.jpg

Hạ nhục người khác vô căn cứ để câu view là vô đạo đức

Trong số kia, có đối tượng còn công khai số điện thoại và cả số tài khoản với mục đích rõ ràng là huy động tiền thông qua các video “đánh hội đồng”. Điều này thể hiện rõ bản chất đê hèn của các đối tượng. Mục đích, động cơ của chúng không trong sáng, sạch sẽ như những gì công bố trên các video và các phiên livetream. Tuy nhiên, nhiều người dân do thiếu hiểu biết, đã vội vàng tin lời của các đối tượng, từ đó có suy nghĩ sai về một số cá nhân, tổ chức uy tín.

Không khẳng định rằng tất cả các cá nhân, tổ chức mà nhóm đối tượng đề cập đều tốt đẹp. Thế nhưng, việc “cào bằng tất cả”, từ việc phê bình một số cá nhân đã bị cơ quan chức năng kết luận có hành vi vi phạm pháp luật, nhóm đối tượng lại “vơ đũa cả nắm”, cố tình “đánh hội đồng” cả những cá nhân, tổ chức không có hành vi vi phạm pháp luật với động cơ thu lợi tiền bạc, là hành vi vừa vô liêm sỉ, vừa vi phạm pháp luật.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số cá nhân tổ chức ở Nhơn Trạch, Đồng Nai bị nhóm đối tượng trên “đánh hội đồng” suốt mấy tháng qua, chưa từng bị cơ quan chức năng ở địa phương xử lý liên quan đến các vấn đề các đối tượng đã bịa đặt trên mạng xã hội. Thậm chí, cá nhân, tổ chức trong thời gian bị “đánh hội đồng”, vẫn âm thầm chịu đựng và vẫn đầu tư nhiều tỉ đồng hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, cũng như tài trợ làm nhiều tuyến đường nông thôn cho bà con. Riêng năm 2023 + nửa đầu 2024, số tiền chi cho công tác từ thiện của cá nhân, tổ chức này khoảng 40 tỉ đồng.

Tất cả thông tin từ các đối tượng đều chỉ là những suy diễn chủ quan, kết luận vô căn cứ, nặng tính thù hằn, đả kích cá nhân. Việc kết luận và xử lý các sai phạm nếu có, là quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan tố tụng (công an, viện kiểm sát, toà àn), chứ không đến lượt nhóm đối tượng tự cho mình ngồi trên pháp luật, cho mình quyền được phán xét tội danh cho cá nhân, tổ chức khác.

Dấu hiệu phạm tội hình sự?

Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an

Bộ trưởng Lương Tam Quang cho biết: "Vấn đề tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao không chỉ riêng ở Việt Nam. Đây là một trong những thách thức an ninh phi truyền thống mà các nước trên thế giới đều phải đối mặt. Hiện nay, Liên hợp quốc đang đề xuất Hiệp định tội phạm mạng quốc tế của Liên hợp quốc, sẽ ký kết trong thời gian tới và Bộ Công an Việt Nam sẽ là một trong những thành viên tham gia ký kết Hiệp định này.

Loại tội phạm này có 3 đặc điểm dẫn đến khó phát hiện, xử lý là: không biên giới, tính ẩn danh cao, trình độ công nghệ cao; hầu hết đời thực có cái gì thì trên mạng có cái đó, và đời thực chỉ có một thì trên mạng có thể nhân lên nhiều lần. Do vậy, giải pháp đấu tranh với loại tội phạm này cũng phải có tính đặc thù.

Bộ Công an cũng đã bố trí lực lượng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tại Công an các địa phương, 63 tỉnh, thành, đây là lực lượng chủ công cùng các lực lượng khác của Bộ Công an được nâng cao kỹ năng, phương tiện để đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao theo hệ đối tượng đấu tranh của mình.

Bộ trưởng Lương Tam Quang cho rằng, việc giải quyết tội phạm này còn là vấn đề lâu dài, là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, của cả hệ thống chính trị, nhưng nếu thực hiện tốt các giải pháp đột phá nêu trên thì sẽ tạo được chuyển biến tích cực trong thời gian tới" (nguồn: Cổng thông tin Bộ Công an).

Theo Luật sư Nguyễn Văn Đại - Công ty Luật TNHH Việt Phong, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội:

Hành vi xúc phạm người khác trên mạng xã hội tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Xử phạt hành chính:

Căn cứ khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

- Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

...

- Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

...

- Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

...

Căn cứ khoản 3, Điều 4, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định Điều 101 trên là quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy hành vi vu khống, xúc phạm người khác có thể bị phạt vi phạm hành chính lên tới 20.000.000 đồng nếu hành vi gây ra bởi tổ chức, nếu là cá nhân gây ra hành vi đó có thể bị phạt lên tới 10.000.000 đồng.

Trách nhiệm hình sự:

Nếu có hành vi vu khống, xúc phạm người khác một cách nghiêm trọng thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội:

- Làm nhục người khác được quy định tại Điều 155, Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là 30.000.000đ đối với phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ 3 năm và 5 năm đối với phạt tù. Ngoài ra Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm

- Vu khống người khác quy định tại Điều 156, Bộ luật Hình sự 2015. Với khung hình phạt cao nhất là 7 năm đối với hình phạt tù. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. (Nguồn: Đại biểu nhân dân)

img-0515-1727097781.jpeg
 

Nhiều đối tượng đã bị khởi tố, bắt giam vì vu khống cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội

Còn tiếp: Vì sao một số cá nhân, tổ chức ở Nhơn Trạch, Đồng Nai bị “tấn công hội đồng”? Trên thực tế, cá nhân, tổ chức được nhắc đến hiện đang có sức ảnh hưởng lớn ở địa phương cũng như nhiều khu vực khác. Đặc biệt là công tác thiện nguyện hàng năm với mức chi cho công tác từ thiện (xây nhà tình nghĩa, làm đường, hỗ trợ người nghèo, khắc phục thiên tai…) với số tiền vài chục tỉ đồng/năm. Đây có thể là nguồn cơn cho sự “thèm khát tấn công” của nhóm tiktoker, youtuber “bẩn”. Tất nhiên, cũng không loại trừ một “trùm cuối” sử dụng nhóm đối tượng trên như một công cụ để phục vụ mục đích đê hèn của mình. Mời các bạn theo dõi phần sau.