Ảo tưởng quyền lực

Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, đặc biệt các mạng xã hội xuyên biên giới luôn có tính hai mặt. Mặt tích cực là, đời sống truyền thông, nhu cầu cung cấp, tiếp nhận thông tin của người dân có những sự thuận lợi. Mặt tiêu cực là sự khó quản lý, kiểm soát, dẫn đến những loại hình tội phạm mới, gây nguy hiểm cho xã hội. 

Nhiều người dân hiểu biết hạn chế về pháp luật, nhưng lại có điều kiện tiếp cận sớm với mạng xã hội, vô tình hoặc cố ý biến mạng xã hội trở thành công cụ cho các hoạt động tội phạm. Trên thực tế, các cơ quan pháp luật Việt Nam đã phải khởi tố và bỏ tù nhiều đối tượng sử dụng mạng xã hội làm công cụ gây hại cho xã hội. Hầu hết các đối tượng này khi đối diện với vành móng ngựa và những bức tường giam mới giật mình tỉnh ngộ và nhận ra sự thật phũ phàng rằng "mồm càng đi xa thì nhà tù càng đến gần". 

Ở phần 1, chúng tôi đã đề cập tới một nhóm tài khoản đang tác oai tác quái trên các nền tảng mạng xã hội tiktok, youtube. Công thức chung của chúng là mồm miệng sặc mùi chính nghĩa, nhân danh chánh pháp để bài trừ mê tín dị đoan, nhưng đằng sau đó là bản chất của những kẻ cơ hội, đê hèn. Chúng dựng lên những nhân vật, kịch bản kịch tích, thiếu căn cứ để thu hút người xem. Chúng sẵn sàng bất chấp pháp luật, lạm quyền các cơ quan pháp luật, phán tội cho một số cá nhân, tổ chức dù không có chứng cứ vật chất thuyết phục, từ đó lôi kéo những người xem nhẹ dạ, cả tin. Khi lượng xem ngày càng nhiều thì bản chất chúng dần lộ rõ: Kẻ thì công khai số tài khoản để xin tiền cõi mạng, tên thì công khai số điện thoại để tiện bề "giao dịch". 

459572583-830795345552081-8390384211957589986-n-1727339766.jpg
 

Người xem video chỉ được nghe những gì chúng nói qua màn hình điện thoại, laptop, nhưng không hề biết những kẻ miệng lưỡi đang sặc mũi chính nghĩa kia có bao nhiêu kẻ vi phạm pháp luật, có bao nhiêu kẻ nhân thân xấu, có bao nhiêu kẻ thân mang tiền án tiền sự. Sự dễ dãi của người xem vô tình tạo cho cho những kẻ bên kia màn hình điện thoại một số quyền lực ảo tưởng, có "quyền sinh quyền sát", có quyền phán tội cho người khác mà không nghĩ rằng mình đang vi phạm pháp luật. 

Những tài khoản mạng Youtube, Tiktok cần được đưa vào diện theo dõi đặc biệt của cơ quan pháp luật:

  1. “Nhạc Chế Trung Nguyên”
  2. “Nhạc Chế Nhất Phương
  3. “Dũng Văn – Khoa Học Tâm Linh”
  4. “CHIẾN ĐỒNG THÁP”
  5. “Người dân 24h”
  6. “Thiên Hạ Sự - Hoàng Quý Sơn Channel”
  7. “LỢI NGUYỄN TV”,
  8. “Hải Lê TV”,
  9. “bsxuanthanh37”
  10. “Sơn Tây Phố”
  11. Dũng Văn khoa học tâm linh

Nhìn từ góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hoàng cho biết, việc cung cấp, chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng, sai sự thật là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất, mức độ, động cơ của hành vi, hậu quả..., người liên quan sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo luật sư Nguyễn Hoàng, hành vi vu khống người khác là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý bằng các chế tài pháp luật nghiêm minh. Thời gian qua đã có nhiều vụ việc vu khống người khác trên mạng đã bị xử lý, nhẹ thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Để xây dựng một môi trường mạng ổn định, văn minh cần có ý thức và trách nhiệm từ mỗi người dùng mạng xã hội. (LĐTĐ)

Cơ quan công an cũng liên tục khuyến cáo người dân tích cực phát hiện, tố giác, phòng ngừa trước âm mưu của kẻ xấu kích động thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng để xử lý, góp phần định hướng dư luận, “làm sạch” nguồn thông tin trên môi trường mạng.

Khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng, người dân cần phải thận trọng trong việc tiếp nhận thông tin, phải kiểm chứng, sàng lọc thông tin trước khi đăng tải, chia sẻ, tránh trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật hoặc đăng tải thông tin bịa đặt, tự suy diễn, không có cơ sở để không phải vướng vào các vi phạm pháp luật không đáng có.

Trả giả đắt vì đăng thông tin thiếu căn cứ

khoi-to-2948-8306-1727339011.jpg
Ngày 26/9/2024, Công an thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hồng Vân (SN 1962, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để điều tra về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". Theo kết quả điều tra ban đầu, từ ngày 15/9 đến 20/9, bà Vân đã sử dụng mạng xã hội Facebook đăng tải nhiều bài viết có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, vu khống nhằm hạ uy tín của các một số cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các bài viết đăng công khai gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. (Tiền Phong)
image001
Ngày 21/02, Viện KSND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng phối hợp với TAND huyện mở phiên tòa xét xử vụ án Hoàng Mùi P, Phùng Mùi Kh và Phùng Mùi D phạm tội "Làm nhục người khác" theo quy định tại điểm e, khoản 2, Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Do mâu thuẫn trong chuyện tình cảm, Hoàng Mùi P, Phùng Mùi Kh và Phùng Mùi D đã đến xóm Thôm Phiêng, thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng tìm gặp Đặng Mùi Ch đánh ghen (do P nghĩ Ch có quan hệ tình cảm với chồng của P là Hoàng Chàn P), quá trình đánh ghen đã được Kh dùng điện thoại quay Video lại, sau đó đăng lên mạng xã hội “Facebook” với mục đích thông báo cho mọi người biết Ch có quan hệ bất chính với Hoàng Chàn P, bôi nhọ danh dự Ch và làm Ch phải xấu hổ. Vì hành vi trên P, Kh và D đã bị khởi tố, truy tố về tội “Làm nhục người khác” theo quy định tại điểm e, khoản 2, Điều 155 Bộ luật Hình sự. 

Tại phiên tòa, đại diện Viện KSND huyện Nguyên Bình đã tiến hành công bố các tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra bằng hình ảnh và đối đáp, tranh luận đầy đủ với các ý kiến của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bị cáo cũng như những người tham gia tố tụng khác từ đó bảo vệ thành công quan điểm truy tố. Kết thúc phiên tòa, trên cơ sở đề nghị của đại diện Viện kiểm sát Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Nguyên Bình đã tuyên phạt bị cáo Hoàng Mùi P 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng; Phùng Mùi Kh 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng và Phùng Mùi D 12 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 24 tháng cùng về tội "Làm nhục người khác". Đây là mức án phù hợp, vừa đảm bảo tính răn đe, giáo dục đối với các bị cáo nhưng cũng tạo điều kiện để các bị cáo có thể tự cải tạo để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội sau này./. (Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng)

image-20240828150604-1-1727339788.png
Sáng ngày 21/8/2024, Viện KSND thành phố Chí Linh, Hải Dương thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa sơ thẩm đối với Phạm Văn T về tội “Làm nhục người khác” quy định tại điểm e khoản 2 Điều 155 của Bộ luật hình sự. Theo bản cáo trạng thể hiện, do mâu thuẫn trong chuyện tình cảm, khoảng 13 giờ 30 phút ngày 29/5/2024 tại phòng ngủ của mình ở KDC M, phường T, thành phố Chí Linh. Phạm Văn T, có hành vi quát, ép chị Nguyễn Thị L (là người yêu của T) quỳ gối xuống nền nhà và giường, dùng nhiều lời lẽ tục tĩu chửi bới, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm chị L; dùng tay, chân đấm, đá vào người chị L. Quá trình thực hiện hành vi T sử dụng điện thoại quay lại diễn biến và đăng lên mạng xã hội Facebook. Hành vi trên T đã bị khởi tố, truy tố về tội “Làm nhục người khác” theo quy định tại điểm e, khoản 2, Điều 155 Bộ luật Hình sự.

Ai đã phải đứng cúi đầu trước vành móng ngựa đều hối hận về việc vu khống, thông tin sai sự thật để làm nhục người khác. Cảm xúc và tư thế này hoàn toàn trái ngược với thái độ manh động và hành vi bất chấp pháp luật khi cơ quan pháp luật chưa "sờ gáy". 

Các tài khoản mạng xã hội mà chúng tôi liệt kê ở trên (phần chữ đỏ) là sự gợi ý để các cơ quan pháp luật, đặc biệt là lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an và các tỉnh thành có thời gian "quan tâm, theo dõi" các động tĩnh của chúng trong thời gian tiếp theo. Đồng thời cũng là sự cảnh tỉnh, nhắc nhở tới những đối tượng đang tự cho mình là "người hùng", là "chính nghĩa" để tự cho mình cái quyền "ngồi xổm" lên luật pháp.

"Sơn Tây phố", "Dũng Văn tâm linh" và một số đối tượng khác dù miệng lưỡi có giảo hoạt, hành vi có manh động bao nhiêu thì cũng chỉ ngang phân những bị can, bị cáo đã bị tuyên án mà chúng tôi đã liệt kê ở trên. Những người đó đã phải run rẩy, trả giá trước pháp luật, thì những kẻ theo vết chân đổ kết cục cũng chỉ một sớm một chiều. 

Phát hiện, khởi tố hành vi phạm tội là quyền hạn, trách nhiệm của công an, viện kiểm sát. Tuyên án, phán tội là việc của toà án. Mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, nhưng trong khuôn khổ pháp luật. Vượt ra ngoài khuôn khổ đó và tận dụng công nghệ cao, mạng xã hội để bịa đặt, vu khống, cung cấp thông tin thiếu căn cứ, lại là một hành vi phạm pháp có dấu hiệu hình sự. Và ở một chừng mực nào đó, tuỳ từng đối tượng, cần thiết phải cách ly khỏi đời sống xã hội. Nơi đó có thể là... nhà tù!

(Còn tiếp)