Thông tin về hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của chuỗi cầm đồ F88 đến cuối năm 2020 ở mức 2,31 lần, đe dọa khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp này.

Cuối tháng 6/2021, F88 đã phát hành thành công 100 tỷ đồng trái phiếu. Đây là lần thứ 7 trong năm 2021, doanh nghiệp này huy động thành công qua kênh trái phiếu riêng lẻ, qua đó nâng tổng giá trị huy động lên mức 700 tỷ đồng.

Được biết, tất cả các đợt phát hành tại F88 đều là các trái phiếu không chuyển đổi và không có tài sản đảm bảo, lãi suất neo ở mức 12%-13%/năm.

2-fusn-1629005907.jpg
Luôn có tiếng là cho vay lãi suất "cắt cổ", nhưng dòng tiền của F88 lại liên tục bị âm

Với nguồn vốn huy động lớn, nhưng hiệu quả kinh doanh của trong năm 2020 của F88 lại không mấy sáng sủa, lãi sau thuế chỉ đạt 44,8 tỷ đồng. Trước đó, năm 2019, doanh nghiệp này báo lãi sau thuế đạt 16,6 tỷ đồng, chỉ hoàn thành với 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019 đã đề ra.

Điều đáng nói, dù tăng trưởng lợi nhuận, nhưng F88 lại gặp vấn đề về dòng tiền, khi dòng tiền kinh doanh âm nhiều năm liên tiếp. Cụ thể, năm 2016 âm 41 tỷ đồng, sang năm 2017 âm 91 tỷ đồng, năm 2018 âm 52 tỷ đồng và năm 2019 âm tới 265 tỷ đồng.

Điều này khiến dư luận hoài nghi về dòng tiền kinh doanh của F88 khó khăn trong việc thu hồi dòng tiền, bởi dòng tiền kinh doanh được ghi nhận là âm, thì rất có thể đây là tình trạng "lãi giả, lỗ thật". Nên khả năng F88 đang phải tăng cường đi vay để bù đắp vào các khoản "lỗ thật" đó? 

Trong tình cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng từ dịch Covid-19, thiết nghĩ các nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng khi lựa chọn đầu từ mua trái phiếu, đặc biệt là những trái phiếu không có tài sản đảm bảo, để tránh rủi ro nguồn vốn đầu tư.