Lương thực, thực phẩm, đồ ăn ở các chợ, các quán ăn bình dân đã tăng giá 15-20% so với 03 tháng trước đây.

Trong khi thu nhập giảm sút nặng nề, giá cả các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, xăng dầu khí đốt...) đều tăng 15-20%, có những thứ tăng 50% (trứng gà từ 20 ngàn/chục thành 30 ngàn/chục) thì người nghèo, lao động giản đơn không trụ lại được Sài gòn, mà phải về quê, là điều hiển nhiên, ai cũng nhìn thấy, trừ lãnh đạo ngồi trên trời cao.

Bữa sáng: Ổ bánh mỳ loại ngon trước dịch 22 ngàn, hôm nay 25 ngàn (tăng 14%), tô hủ tiếu 40 ngàn thành 47 ngàn (tăng 18%).

Bữa sáng: Ổ bánh mỳ loại ngon trước dịch 22 ngàn, hôm nay 25 ngàn (tăng 14%), tô hủ tiếu 40 ngàn thành 47 ngàn (tăng 18%).

Một tô hoành thánh mì, trước dịch 48.000 đồng nay là 75.000 đồng…

Chính sách phong tỏa kéo dài đã làm phá sản gần hết các SME, làm đứt gãy chuỗi cung ứng cho các công ty lớn, từ đó làm cho nền kinh tế bị thương nặng.

Giai đoạn tới đây là giai đoạn mà các công ty sân sau lũng đoạn nền kinh tế. Các doanh nghiệp thâm dụng lao động sẽ phải tăng lương để thu hút lao động, làm giá thành sản phẩm tăng nhẹ, bào mòn ngưỡng lợi nhuận vốn đã rất mỏng. Cho nên, các SME và các doanh nghiệp thâm dụng lao động sẽ là những doanh nghiệp khó khăn nhất trong 6 tháng tới đây. Cái đầu tiên đụng chạm tới các member của group này, ngoài chuyện thu nhập, là: Thiếu hụt người giúp việc nhà, trông trẻ...

Tác giả Trần Chí Dũng cho rằng khoảng 50-70% lao động chính trong số những gia đình này sẽ quay lại, sau 6 tháng nữa (tính mỗi gia đình là 4 người, gồm 01 bố/mẹ già, lên Sài gòn sống chung với con/và trông cháu, hoặc làm việc lặt vặt, 1 trẻ nhỏ, và 2 vợ chồng, trong đó vợ đi làm, có thu nhập khoảng 2/3 thu nhập của chồng), tức tổng cổng ước khoảng 30% số người này sẽ quay lại Sài gòn trong vòng 6 tháng tới đây.

Khoảng 30% nữa sẽ quay lại trong vòng 6 tháng tiếp theo. 40% còn lại rất khó ước đoán. Như vậy không chỉ cá nhân, hộ gia đình mà toàn nền kinh tế sẽ phải đối mặt với những khó khan chưa từng có.

Hơn lúc nào hết, lãnh đạo TP.HCM và các địa phương phải dồn tâm sức cho việc khôi phục kinh tế, hàn gắn nỗi đau xã hội…chứ còn kiểu loay hoay, cấp “quota” từng chuyến cho dân về quê thì đúng là làm chuyện dưới tầm.